-
- Tổng tiền thanh toán:
Trẻ Mấy Tháng Mọc Răng? Thứ Tự Mọc Răng Của Trẻ Như Thế Nào?
Trẻ mấy tháng mọc răng luôn là câu hỏi thắc mắc của nhiều mẹ. Thực tế, răng của trẻ có thể mọc sớm hoặc muộn, tùy vào sự phát triển của trẻ. Do đó, các mẹ đừng quá lo lắng khi thấy con mãi vẫn chưa mọc răng nhé.
1. Trẻ mấy tháng mọc răng?
Hầu hết, khi được 6 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu nhú chiếc răng đầu tiên và quá trình này sẽ kết thúc khi được 30 tháng tuổi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ mọc răng sớm hoặc muộn. Thực tế có trẻ 4 – 5 tháng tuổi đã mọc răng và có những trẻ dù đã hơn 1 tuổi mà vẫn chưa mọc được chiếc răng nào. Vì thế, ba mẹ không cần phải lo lắng gì nhiều về vấn đề này.
Hầu hết, khi được 6 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu nhú chiếc răng đầu tiên
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ đang mọc răng
Chảy nước dải nhiều
Nước bọt tiết ra nhờ cơ chế hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Tại thời điểm bé mọc răng sẽ kích thích dây thần kinh thứ 5 khiến trẻ chảy nước dãi nhiều. Ngoài ra, chức năng nuốt nước bọt của trẻ đang còn hạn chế nên dẫn đến việc chảy nước dãi ra ngoài nhiều.
Cằm và quanh miệng nổi mẩn đỏ
Khi bé chảy dãi quá nhiều, lượng nước này sẽ tiếp xúc với da mặt, miệng, cằm, cổ gây ra hiện tượng nổi mẩn đỏ.
Bé bị ho
Nước dãi cũng là nguyên nhân khiến bé bị ho sặc sụa. Vì thế, nếu mẹ cảm thấy bé bị ho mà không có triệu chứng cảm cúm hay dị ứng gì thì đây có thể là dấu hiệu của những chiếc răng sữa sắp nhú ra.
Trẻ bị sốt
Trong giai đoạn trẻ mọc răng, hệ miễn dịch sẽ thay đổi nên bé hay bị sốt. Tuy nhiên, nếu bé sốt cao và không có dấu hiệu thuyên giảm thì ba mẹ nên đưa bé đi khám.
Bé dễ cáu gắt
Khi mọc răng, lợi của bé thường sưng, đau. Đây chính là nguyên nhân khiến bé trở nên khó tính hơn bình thường, ngủ không ngon, lười bú.
Thường thì khi mọc răng, lợi của bé sẽ nứt ra, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Từ đó, dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở trẻ.
Thích cắn
Đây là dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng khá dễ dàng. Giai đoạn này trẻ thường thích gặm, cắn các đồ vật trong tầm với.
Lợi sưng đỏ là dấu hiệu dễ nhận biết trẻ đang mọc răng
2. Thứ tự mọc răng của trẻ sơ sinh
Trình tự mọc răng của trẻ sẽ như sau:
- 2 chiếc răng cửa dưới thường xuất hiện đầu tiên khi bé được khoảng 6 – 10 tháng tuổi.
- Xuất hiện tiếp theo là 2 chiếc răng cửa trên, thường mọc vào tháng thứ 8 – 12. Khi 2 chiếc răng thỏ này được mọc ra, trông bé nhà bạn sẽ rất dễ thương.
- 2 chiếc răng cửa phía trên tiếp tục được mọc ra khi bé được 9 – 13 tháng tuổi. Như vậy, hàm trên của bé đã có 4 chiếc răng cửa rồi.
- Thứ tự tiếp theo là 2 chiếc răng cửa dưới. Hai chiếc răng này mọc khi bé được 10 – 16 tháng tuổi. Vào thời điểm này, bé nhà bạn có thể khoe khá nhiều răng khi cười.
- Hai chiếc răng hàm trên đầu tiên bắt đầu xuất hiện khi bé được 13 – 19 tháng tuổi. Hai chiếc răng này mọc ở vị trí lùi về bên trong, cách một vị trí so với 4 chiếc răng cửa trên đầu tiên.
- Cũng như 2 răng hàm trên, 2 răng hàm dưới cũng mọc cách 1 vị trí so với 4 chiếc răng cửa dưới đầu tiên. Chúng xuất hiện khi bé được khoảng 14 – 18 tháng tuổi.
- Hai chiếc răng nanh hàm trên được mọc khi bé được khoảng 16 – 22 tuổi, lấp đầy vị trí bị bỏ trống.
- Hai chiếc răng nanh hàm dưới xuất hiện khi bé được khoảng 17 – 23 tháng tuổi.
- Hai răng hàm phía dưới tiếp theo được mọc khi bé được 23 – 31 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, bé thường không cảm thấy khó chịu khi mọc răng vì bé đang còn bận rộn khám phá mọi thứ xung quanh.
- Hai chiếc răng hàm trên cuối cùng được mọc khi bé được khoảng 25 – 33 tháng tuổi. Vậy là cho đến khi 3 tuổi, bé sẽ có một nụ cười vô cùng rạng rỡ với đầy đủ 20 chiếc răng sữa.
Thứ tự mọc răng của trẻ
3. Cách chăm sóc trẻ khi mọc răng
Dưới đây là một số kinh nghiệm chăm sóc trẻ mọc răng đúng cách, các bạn hãy tham khảo để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình này.
- Tạo hứng thú cho trẻ trong mỗi bữa ăn. Chẳng hạn: Chia nhỏ thành các bữa, không ép trẻ ăn, chế biến đồ ăn nhừ hoặc nấu cháo, trang trí đồ ăn bắt mắt,…
- Bổ sung vào thực đơn hàng ngày một số loại thực phẩm chứa vitamin như: nước ép hoa quả giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ và giảm đau khi mọc răng.
- Khi trẻ bị sốt nhẹ, bạn có thể tự chăm sóc cho trẻ tại nhà. Nếu trẻ sốt trên 38 độ, bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, nếu để trẻ sốt lâu ngày, không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên đi khám bác sĩ để đảm bảo an toàn.
- Với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì nên tăng cữ bú còn trên 6 tháng thì ngoài bú, mẹ cũng nên cho trẻ uống nhiều nước.
- Giữ gìn sức khỏe răng miệng cho trẻ bằng cách sử dụng khăn sạch để lau mặt thường xuyên, đeo yếm cho trẻ khi bị chảy nước dãi nhiều.
- Tuyệt đối không được sử dụng các loại gel mọc răng, những loại này chứa benzocaine không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Với những thông tin trên, chắc hẳn các mẹ đã biết trẻ mấy tháng mọc răng. Mọc răng sớm hay muộn còn phụ thuộc vào sự phát triển của cơ thể trẻ nên ba mẹ đừng quá lo lắng khi thấy con chưa mọc răng nhé.
Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh, bình an.
L'amme team
Tổng hợp